Chắc hẳn các bạn cũng từng nghe đến Slogan là gì rồi phải không? Quả thật, Slogan được xem là “công việc” quan trọng trong việc phát triển thương hiệu bởi khi có những sự nổi bật thu hút được khách hàng, người nghe đó là thành công vô cùng lớn. Vậy bạn đã biết làm thế nào để tạo nên một Slogan hay chưa? Những cấu trúc của Slogan được xây dựng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng Nhận diện thương hiệu nhé.
Slogan là gì?
Khẩu hiệu (tiếng Anh: Slogan) là một cụm từ ngắn gọn, xúc tích chứa đựng thông điệp của một thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng, thường đi kèm với logo hoặc thương hiệu.
Trong Marketing, Slogan nằm trong bộ nhận diện thương hiệu và giúp các doanh nghiệp quảng bá, tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thương trường. Slogan thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Slogan giúp khách hàng dễ dàng hình dung ra thương hiệu đó là gì và sự khác biệt cạnh tranh của thương hiệu đó so với các đối thủ khác ra sao.
Xem thêm: Xu hướng thiết kế Logo năm 2020 – Những thông tin mới nhất!
Những vai trò quan trọng của cấu trúc Slogan đối với mỗi doanh nghiệp là gì?
Một phần không thể thiếu trong marketing thương hiệu
Trong quảng cáo của doanh nghiệp, Slogan vừa là một tagline vừa mang vai trò chiến lược thương hiệu dài hạn cho doanh nghiệp. Slogan tốt vừa để lại ấn tượng sâu sắc, vừa có khả năng chiếm lĩnh niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là lí do mà các doanh nghiệp thường phải thử rất nhiều Slogan trước khi tìm ra một slogan tốt nhất.
Mặc dù Slogan không thể cải thiện được vị trí tìm kiếm của thương hiệu trên internet nhưng nó lại có thể ghi đậm dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đó chính là mục tiêu marketing mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được và Slogan chính là “sứ giả thần kỳ” mang đến điều đó, giúp thương hiệu của doanh nghiệp trở nên dễ dàng ghi nhớ, ấn tượng và đáng tin cậy hơn.
Đòn bẩy của tên thương hiệu
Doanh nghiệp nào cũng mong muốn tên thương hiệu của mình sẽ nổi bật và thu hút nhất. Slogan lại luôn đi kèm với tên thương hiệu với vai trò giả thích cụ thể về tên thương hiệu trên các phương tiện truyền thông giúp khách hàng hiểu và ghi nhớ. Do đó, Slogan chính là đòn bẩy cho tên thương hiệu luôn nổi bật, thu hút khách hàng.
Trong bộ nhận diện thương hiệu, Slogan đóng vai trò chủ chốt trong việc truyền tải giá trị cốt lõi, tăng động lực thúc đẩy cũng như giá trị thương hiệu trên các phương tiện truyền thông.
Slogan có thể kêu gọi hành động giúp thương hiệu được yêu mến
Slogan có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong quảng bá tên thương hiệu, nó hoạt động như một cầu nối giữa khách hàng với thương hiệu. Bởi vậy, Slogan thành công là khi nó vừa mang lại lợi ích cho thương hiệu vừa thể hiện được sự cam kết của thương hiệu đến khách hàng. Trên hết, Slogan ngoài việc thu hút khách hàng còn phải lôi cuốn được mọi người bao gồm cả khách hàng lẫn các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp hành động theo thông điệp mà Slogan truyền tải.
Có những doanh nghiệp tạo ra Slogan để trở thành chuẩn mực làm việc cho toàn bộ nhân viên nhằm nhắc nhở họ về ý nghĩa thực sự mà thương hiệu của doanh nghiệp luôn muốn mang đến cho khách hàng.
Cầu nối xây dựng quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng
Bằng việc mang ý nghĩa tên thương hiệu, Slogan giúp cho thương hiệu tạo ra cảm xúc và kết nối với khách hàng nhằm thu hút học đến với thương hiệu. Vai trò là cầu nối xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng được Slogan thể hiện mạnh mẽ.
Gây ấn tượng về thương hiệu khiến khách hàng ghi nhớ thật lâu
Cấu trúc của Slogan thường ngắn gọn, đơn giản, âm tiết mang tính vui vẻ hoặc có tính vần điệu khiến người nghe dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Một Slogan có đầy đủ các yếu tố trên sẽ giúp khách hàng dễ hình dung về thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng và ghi nhớ về thương hiệu đó một cách rất tình nguyện và tự nhiên trong đầu.
Xem thêm: Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?
Cấu trúc của Slogan – Như thế nào được đánh giá là một Slogan hay và ấn tượng?
Slogan hay phải liên quan đến thương hiệu
Tạo ra một Slogan hay chính là viết được câu nói có khả năng in sâu vào trong tâm trí khách hàng. Sẽ thế nào nếu Slogan được khách hàng ghi nhớ nhưng họ lại chẳng biết là của ai?
Vậy nên, hãy cố gắng nhồi thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Nếu “cao thủ” hơn, bạn có thể thiết kế thương hiệu của mình vào Slogan sao cho tăng được nhận diện mà lại không bị phô.
Slogan tốt hay xấu là do khách hàng quyết định
Đúng như vậy, một Slogan hay sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng có nhớ tới nó hay không, nhớ với tín hiệu tích cực hay tiêu cực. Hãy thử viết ra vài cái Slogan sau đó tham khảo bạn bè, người thân mà có nhân khẩu học trùng với tệp khách hàng của chiến dịch. Hãy xin ý kiến một cách nghiêm túc và ghi nhận những ý kiến trái chiều của họ.
Ngắn gọn và súc tích là mục tiêu hàng đầu
Hoàn toàn không có một khuôn mẫu hay quy tắc nào nói rằng “Slogan cần phải dưới bao nhiêu từ”. Nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng, người đọc thường có khuynh hướng kém quan tâm đến những câu nói dài dòng và quanh co. Độ dài của một Slogan hoàn hảo thường rơi vào khoảng từ 3 cho đến 5 từ.
Với số từ ngắn như vậy, người đọc sẽ ghi nhớ nhanh hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, ngắn gọn thôi chưa đủ. Một Slogan hay phải ngắn gọn nhưng vẫn mang được đẩy đủ thông điệp về thương hiệu. Đã có rất nhiều Slogan ngắn trên thế giới phải thêm phần “giải nghĩa” để giúp người đọc hiểu được.
Thậm chí, nhiều Slogan không truyền tải được thông điệp còn dẫn đến hiểu nhầm về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp đó cung cấp.
Phải đảm bảo tính trung thực của Slogan
Thường thì những Slogan có chứa những từ như “best” hay “nhất” sẽ ít được người dùng tin tưởng hơn. Đơn giản ai cũng hiểu được rằng “Núi cao còn có núi cao hơn”. Việc ngộ nhận mình là “nhất” trong ngành sẽ khiến người tiêu dùng cho rằng doanh nghiệp đang nói quá.
Bản thân nhãn hiệu Bia Carlsberg đã bị lên án và chỉ trích rất nhiều vì Slogan “Probably the best lager in the world”. Để có một Slogan hay, hãy đặt ra những Slogan hướng tới lợi ích của khách hàng thay vì khẳng định mình là số 1 trong ngành.
Slogan hay sẽ trường tồn với thời gian
Slogan không chỉ là một phần của chiến dịch Marketing, nó còn liên quan đến cả một thương hiệu. Vì vậy, đừng bao giờ tự giới hạn Slogan của mình ở cả mức độ không gian và thời gian. Hãy chọn ra những từ có nghĩa phù hợp với nhiều loại hoàn cảnh, quá khứ, hiện tại và đặc biệt là tương lai.
Xu hướng đặt Slogan của các doanh nghiệp lớn bây giờ là “hướng tới tương lai” với mong muốn liên tục phát triển và vững mạnh. Từ đó, khách hàng cũng có thể tin tưởng hơn vào một thương hiệu liên tục đổi mới và sáng tạo để mang lại những điều tốt nhất.
Xem thêm: Xu hướng màu sắc trong quá trình thiết kế Logo năm 2020
Làm thế nào để tạo nên một cấu trúc của Slogan hay và ấn tượng nhất?
Bước 1: Tìm hiểu về thương hiệu và sản phẩm. Đây là bước bắt buộc trước khi tạo ra một Slogan cho thương hiệu. Bởi lẽ, Slogan cũng là một yếu tố quan trọng trong nhận diện của thương hiệu giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt với đối thủ, đồng thời thể hiện toàn bộ sứ mệnh, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Để tạo ra một câu slogan tốt nhất, các doanh nghiệp cần nghiên cứu nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu là gì, đặc điểm nổi bật của sản phẩn dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh, phong cách hiện tại cũng như các giá trị khác biệt của doanh nghiệp là gì?
Bước 2: Tham khảo, nghiên cứu Slogan của các doanh nghiệp có chung ngành nghề, sản phẩm kinh doanh, nhất là các đối thủ cạnh tranh lớn của doanh nghiệp. Từ đó, có thể gợi ra các ý tưởng độc đáo và tránh được trường hợp bị trùng lặp Slogan.
Bước 3: Định vị thương hiệu. Doanh nghiệp cần xác định rõ đinh vị và nhận diện thương hiệu của mình trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Từ đó, có thể tạo ra Slogan phản ánh được sức ảnh hưởng của thương hiệu đến khách hàng.
Bước 4: Tạo ra thật nhiều ý tưởng Slogan và tổng hợp chúng lại. Hãy thoải mái thể hiện sự sáng tạo của bạn cùng các đồng nghiệp trong việc tạo Slogan. Đừng bỏ sót một ý tưởng nào cả vì rất có thể ý tưởng đó lại chính là Slogan hiệu quả và xuyên suốt trong quá trình quảng bá thương hiẹu sau này của doanh nghiệp bạn.
Bước 5: Bước cuối cùng là lựa chọn ra câu Slogan hay và hiệu quả nhất. Dựa và phần tổng hợp ở bước 4, bạn hãy chọn ra câu Slogan mà bạn cho là hay nhất, phù hợp nhất và mang lại hiệu quả marketing tốt nhất. Hãy tham khảo ý kiến của nhiều người và nếu có thể, hãy làm thử một cuộc khảo sát xem mọi người sẽ liên tưởng đến những gì sau khi nghe Slogan của bạn.
Xem thêm: Giải pháp thương hiệu ấn tượng và nổi bật nhất
Đừng vội vàng quyết định khi bạn chưa thực sự chắc chắn bởi Slogan đóng góp một phần rất quan trọng trong nhận diện thương hiệu của bạn!
Trên đây là một số những lưu ý dành cho bạn về cấu trúc của Slogan. Hãy ghi nhớ để có thể tạo ra cho thương hiệu của mình Slogan “độc – lạ – chất” nhé!