Digital Marketing là gì? Những điều cần biết về Digital Marketing

digital marketing là gì

Ngày nay, Marketing được xem là ngành nghề thu hút được nhiều nhân sự nhất. Không chỉ bởi sự đa dạng của công việc, Marketing luôn mang lại cho chúng ta những cảm giác mới mẻ nhất. Khi nhắc tới Marketing, ta không thể không nhắc đến Digital Marketing. Bạn hiểu Digital Marketing là gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng Nhandienthuonghieu để hiểu hơn về thuật ngữ này nhé.

Digital Marketing là gì? 

Digital marketing là hành động quảng bá và bán sản phẩm và dịch vụ bằng cách áp dụng các chiến thuật tiếp thị trực tuyến như Social media marketing, Search marketing và Email marketing để tiếp cận người tiêu dùng.

Khi bạn hiểu rõ, Digital marketing chỉ đơn giản là marketing.

Đó là cách các doanh nghiệp ngày nay truyền tải thông điệp của họ trước những khách hàng tiềm năng và tốt nhất của họ.

Các kênh digital thường gặp gồm có:

digital marketing là gì

  • Website của công ty
  • Social media
  • Bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm (SEM)
  • Email marketing
  • Quảng cáo online
  • Blog của công ty

Dựa vào đây, digital marketer phải sử dụng các công cụ đo lường để tìm ra điểm yếu và phương án cải thiện hiệu suất trên các kênh này. Tùy công ty, digital marketer có thể chịu trách nhiệm cho toàn bộ chiến lược digital của công ty hoặc chỉ tập trung vào một thứ.

Tại các công ty SMEs hoặc start-up thường có một chuyên gia hoặc một quản lý chung; trong khi đó ở các tập đoàn, trách nhiệm này có thể được phân bổ cho một team hoặc thậm chí cho nhiều bộ phận khác nhau có liên quan.

Xem thêm: Thiết kế hồ sơ năng lực cần lưu ý những gì?

Tìm hiểu về Digital Marketing là gì – Digital Marketing hoạt động theo nguyên tắc nào?

Theo nhiều cách, Digital marketing không khác gì so với tiếp thị truyền thống. Trong cả hai, các tổ chức thông minh tìm cách phát triển các mối quan hệ cùng có lợi với khách hàng tiềm năng, khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng.

Nhưng Digital marketing đã thay thế hầu hết các chiến thuật tiếp thị truyền thống vì nó được thiết kế để tiếp cận người tiêu dùng ngày nay.

Như một ví dụ …

Hãy nghĩ về lần mua hàng quan trọng cuối cùng mà bạn đã thực hiện. Có lẽ bạn đã mua nhà, thuê người sửa mái nhà hoặc thay đổi nhà cung cấp giấy tại văn phòng của bạn.

Bất kể đó là gì, bạn có thể đã bắt đầu bằng cách tìm kiếm trên Internet để tìm hiểu thêm về các giải pháp có sẵn, ai đã cung cấp chúng và các lựa chọn tốt nhất của bạn là gì. Khi đó, quyết định mua cuối cùng của bạn dựa trên các bài đánh giá bạn đã đọc, bạn bè và gia đình mà bạn đã tư vấn cũng như các giải pháp, tính năng và giá cả mà bạn đã nghiên cứu.

Hầu hết các quyết định mua hàng đều bắt đầu trực tuyến.

digital marketing là gì

Trong trường hợp đó, sự hiện diện trực tuyến là hoàn toàn cần thiết — bất kể bạn bán gì.

Chìa khóa là phát triển chiến lược Digital marketing đưa bạn đến tất cả những nơi mà những người theo dõi bạn đã lui tới, sau đó sử dụng nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau để kết nối với họ theo nhiều cách:

  • Content cập nhật tin tức ngành, những vấn đề họ đang gặp phải và cách bạn giải quyết những vấn đề đó
  • Social media: Phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ nội dung đó và sau đó tương tác với họ với tư cách là bạn bè và người theo dõi …
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để tối ưu hóa nội dung của bạn, vì vậy nó sẽ hiển thị khi ai đó đang tìm kiếm thông tin bạn đã viết về …
  • Quảng cáo để thúc đẩy lưu lượng truy cập có trả tiền đến trang web của bạn, nơi mọi người có thể thấy các ưu đãi của bạn …
  • Và email marketing để theo dõi đối tượng của bạn để đảm bảo họ tiếp tục nhận được các giải pháp mà họ đang tìm kiếm.

Khi bạn kết hợp tất cả những phần này lại với nhau, bạn sẽ có được một cỗ máy tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả, dễ vận hành. Và mặc dù việc chế tạo cỗ máy đó từ đầu trông có vẻ đáng sợ, nhưng việc học và tích hợp một chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số tại một thời điểm sẽ rất đơn giản.

Đó là lý do tại sao chúng tôi tổng hợp hướng dẫn này: Để giúp bạn xây dựng hoặc tinh chỉnh kế hoạch Digital marketing của riêng mình mà không gặp phải những khởi đầu sai lầm và sai lầm khi thực hiện nó.

Xem thêm: Cần lưu ý những gì khi thiết kế Banner quảng cáo?

Một số vị trí quan trọng trong Digital Marketing – Digital Marketing là gì?

Vậy với tất cả khối kiến thức khổng lồ bên trên, bạn có thể làm gì trong ngành Digital Marketing? Dưới đây là một vài lộ trình nghề nghiệp bạn có thể lựa chọn:

1. SEO Manager

Với vị trí này, bạn sẽ phát huy kỹ năng của một chuyên gia SEO để điều hướng nội dung và cải thiện content của công ty trên các nền tảng digital. Đầu vào của bạn sẽ định hướng những người sáng tạo nội dung nhắm đúng mục tiêu và insight khách hàng. Từ đó performance của công ty trên Google và social media sẽ được cải thiện và nâng cao.

2. Content Marketing Specialist

Bạn sẽ là nhà sáng tạo nôi dung cùng với lên kế hoạch và có thể là chiến lược để đảm bảo lượng traffic và thứ hạng Google của công ty tăng lên. Bạn sẽ lên kế hoạch cho những nội dung cần có là dạng video, blog hay social media. Bạn có thể kết hợp với SEO Manager để đưa ra bộ từ khóa hiệu quả nhất cho content.

3. Social Media Manager

Một người quản lý social media sẽ tập trung vào lên lịch đăng, tạo các bài post và giám sát các bài đăng trên social media. Nếu bạn để ý, sẽ luôn có sự giao nhau giữa các vị trí để tạo nên một chiến lược digital marketing tổng thể.

4. Marketing Automation Coordinator

Vị trí này sẽ làm việc với hiệu quả và kết quả của chiến dịch marketing. Đây là một công việc thiên về công nghệ nhiều hơn. Bạn sẽ được tiếp xúc với những phần mềm tốt nhất để nghiên cứu và tìm ra hành vi quan trọng của khách hàng. Bạn cũng sẽ tham gia vào việc đo lường và thống kê khi theo dõi hiệu suất chiến dịch.

5. Digital Marketing Manager

Bạn sẽ giám sát việc phát triển chiến lược nội dung và toàn bộ chiến dịch marketing. Công việc của bạn sẽ liên quan đến việc tăng độ nhận diện thương hiệu, điều hướng traffic để có được những khách hàng mới. Bạn cũng phải liên tục cập nhật các yếu tố công nghệ để tối ưu hóa chiến dịch digital marketing. Bạn cần phân tích các công việc marketing đã được thực hiện để theo dõi và đánh giá kết quả chiến dịch.

Công cụ của Digital Marketing thường gặp là gì?

digital marketing là gì

  1. Website/landing page/blog…: Kênh đăng tải các thông tin dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu để khách hàng của bạn tham khảo.
  2. Content (nội dung): Xây dựng nội dung tiếp thị trực tuyến hiệu quả.
  3. SEO (Search engine optimization: Thực hiện nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm.
  4. SEM (Search Engine Marketing: Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords.
  5. Email Marketing: Tiếp thị tới người dùng bằng email.
  6. Online PR: Quan hệ công chúng trên môi trường internet.
  7. Quảng cáo banner online: Mua banner quảng cáo trên các 4rum, diễn đàn, các trang tin tức điện tử lớn, có tầm ảnh hưởng trong xã hội…
  8. Social Media Marketing: Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội.
  9. Mobile Marketing: Chiến lược Marketing trên điện thoại (gửi tin nhắn, ứng dụng điện thoại…)
  10. Web analytics: Thường hay sử dụng công cụ Google Analytics để phân tích.

Xem thêm: Quy tắc cơ bản trong thiết kế Logo

Bên cạnh Digital Marketing, không thể không nhắc đến Digital Marketing Agency – Agency Marketing là gì?

Trong ngành marketing (marketing industry) nói chung hay digital marketing nói riêng có nhiều loại công ty và nhiều phân ngành nhỏ. Và mỗi loại công ty – mỗi phân ngành lại yêu cầu/đề cao những giá trị khác nhau của một nhân sự hay các sản phẩm sáng tạo và tiếp thị truyền thông mà họ cung cấp cho các client của mình.

Đối với công ty Digital Marketing Agency, thì sự chuyên chính và tập trung (focus) là điều được trân trọng: khi bạn làm tại agency tức là bạn làm “một việc cho nhiều người”, câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” áp dụng ở đây là đúng. Người làm ở agency sẽ rất chuyên chính vào nghiệp vụ (expertise) của mình – và khách hàng cũng trân trọng sự chuyên chính đó. Vì chỉ riêng trong một chuyên môn thì bạn đã có rất nhiều thứ để làm: làm tốt nhất những điều mình đang có, luôn phải cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất của thị trường và người tiêu dùng, trau dồi kiến thức và ý tưởng…

digital marketing agency

Sau khi lang thang đâu đó trên net để thấy đâu đây điểm được nhiều người yêu thích nhất khi làm tại agency là nét tươi mới trong công việc mỗi ngày. Việc được tiếp xúc với nhiều sản phẩm, ngành hàng, vấn đề & mục tiêu … luôn giữ cho đầu óc thật “mở”. Một điểm khác khiến công việc tại agency càng hấp dẫn hơn là sự “thư thái đầu óc”.

Vì người làm tại agency là người đang bán những sản phẩm truyền thông chứ không phải sản phẩm hữu hình, và việc bán hàng này diễn ra khá đơn giản – khi khách hàng là người trực tiếp ra quyết định. Và đo lường chất lượng của sản phẩm đó là những con số về mức độ nhận biết, độ yêu thích… những chỉ số có phần “cảm tính” trong marketing nói chung, nhưng trong digital marketing nói riêng thì điều này đã có những con số tương đối chính xác hơn. Người làm tại agency đã, đang và sẽ “đưa ra những lời đề nghị” và không được/phải chịu trách nhiệm về quyết định cuối cùng.

Một chiến dịch truyền thông không tốt làm doanh số không tăng – khách hàng không hài lòng và agency đó có thể mất khách hàng đó. Một chiến dịch truyền thông tuyệt vời, nhận thức cao chót vót, khác biệt của sản phẩm nêu rạch ròi và mạch lạc, doanh số bán hàng tăng ầm ầm thì agency nhận lại là những lời khen của khách hàng, và được làm những dự án tiếp theo. Chính vì sự “giữa chừng” đó nên những vinh dự hay phần thưởng lớn nhất sẽ không dành cho Agency.

Làm thế nào để chọn được Digital Marketing Agency phù hợp và chất lượng?

Để có thể tự tay tổ chức và quản lý tất cả các hoạt động Marketing, mỗi công ty sản xuất kinh doanh đều có một lối đi cho riêng mình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động tiếp thị, xu hướng mới luôn thay đổi từng giờ, nhiều công ty đã lựa chọn phương án outsource (thuê ngoài) các agency. Có khá nhiều Digital Marketing Agency phục vụ cho các ngành và dịch vụ mũi nhọn khác nhau, và để tìm một agency thật sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình, các công ty phải mất rất nhiều thời gian.

Dưới đây là một vài phương án gợi ý để giúp các doanh nghiệp tìm được một agency đòng hành phù hợp trên con đường đi đến thành công.

digital marketing là gì

1. Tìm điểm giống nhau

Nếu một agency nói với bạn rằng họ giỏi mọi thứ – hãy tin rằng họ… không như thế. Mỗi một agency đều có điểm mạnh và “gót chân Achilles” của riêng mình. Và việc của bạn là phải nhận ra rằng liệu những điểm mạnh của agency đó có thực sự phù hợp với ngành hàng của mình hay không. Nếu như công ty của bạn chuyên về mặt hàng thực phẩm, hãy chắc chắn rằng agency của bạn cũng yêu thích mặt hàng đó. Khi bạn yêu thích một điều gì, đó sẽ là động lực thôi thúc bạn tìm hiểu và khơi gợi cảm hứng trong bạn. Và dĩ nhiên bạn sẽ muốn hợp tác với những người quan tâm tới mình hơn là những “tay mơ” trong lĩnh vực của bạn, đúng không?

2. Tìm điểm khác nhau

Khoan đã, chẳng phải điều bên trên vừa nói ngược lại hay sao? Câu trả lời là đúng vậy. Đừng bao giờ tìm một agency luôn đồng ý với mọi quan điểm bạn đưa ra, điều này chứng tỏ rằng agency đang muốn sự hài lòng từ công ty bạn thay vì những khách hàng – mục tiêu chính của các chiến dịch marketing.

Agency là một công ty mang trong mình những yếu tố sáng tạo, những ý kiến của bạn có thể được tiếp thu, nhưng xác suất để tất cả các ý kiến bạn đưa ra đều trùng hợp với phương hướng của agency là khá thấp. Bạn rất ngại khoản “đấu đá” khi mà ý tưởng giữa client và agency đưa ra trái ngược nhau? Điều đó sẽ chỉ trở nên tiêu cực khi mà cả hai bên không ngồi xuống lắng nghe và đưa ra quan điểm thống nhất. Còn lại đấy là chuyện “như cơm bữa”, ngay cả những người yêu nhau đôi khi còn không chung quan điểm nữa là trong quan hệ đồng nghiệp.

3. Là chính mình

Rất nhiều người sau khi quyết định hợp tác cùng agency thường có xu hướng dẫn dắt agency đó. Hình ảnh mỗi hôm xây dựng một kiểu, yêu cầu khắt khe chi tiết hay thường xuyên dạy bảo là những điều tối kị ở bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu như bạn là một công ty chuyên nghiệp, thì không khó để có agency chuyên nghiệp với bạn. Hãy nhớ rằng một khi bạn đã tìm tới agency thì mối quan hệ giữa client và agency là một mối quan hệ đồng đẳng, cả hai bên đều cần nhau để phát triển thay vì định vị ai “hơn” ai.

4. Chi phí phù hợp

Chi phí quyết định rất nhiều nếu không muốn nói là đa phần việc bạn lựa chọn agency phù hợp. Nếu bạn có nguồn vốn dồi dào, hãy đến với những agency “đắt xắt ra miếng” nổi tiếng trong ngành. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có tiềm lực và không phải bảng báo giá nào cũng thể hiện đúng trình độ của một công ty. Một bản báo giá có tổng chi phí thấp cũng không hẳn là một lựa chọn khôn ngoan. Hãy chọn bảng báo giá hợp lý mà trong đó thể hiện cả những tình huống lường trước được trường hợp  nhiều người không nghĩ tới. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp của agency thay vì một bảng báo giá sơ sài, bất cẩn

Hi vọng qua bài viết trên bạn có thể tự giải đáp cho mình câu hỏi Digital Marketing là gì cũng như có thêm được những thông tin bổ ích và thú vị trong lĩnh vực marketing mà Nhandienthuonghieu đã giới thiệu qua bài viết trên!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *